Người ta thường nói thánh địa Old Trafford, đi dễ khó về. Đây là nơi đóng quân của bầy quỷ đỏ với trang thiết bị đầy hiện đại, mang sức chứa khổng lồ. Với lượng fan đông đảo như hiện tại, không khí tại chảo lửa Old Trafford luôn là thứ khiến người ta mong chờ trong mỗi trận bóng. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử và thông tin về sân Manchester United.
Trang sử huy hoàng của sân Manchester United
Kế hoạch và những năm tháng mới xây dựng
Trước thời điểm năm 1902, khi mà MU vẫn còn thi đấu với cái danh Newton Heath, họ phải thi đấu ở những mặt sân tệ như North Road và Bank Street. Các sân bóng xuống cấp nghiêm trọng khi phải hứng chịu sự ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp và những nhà máy lân cận.
Họ phải thi đấu trong điều kiện như vậy cho đến năm 1909. Chủ tịch John Henry Davies sau khi cứu bầy Quỷ đỏ khỏi nguy cơ phá sản đã quyết định quyên góp quỹ để xây dựng sân Manchester United mới. Bởi lẽ đối với một đội bóng thi đấu ở những giải đấu hàng đầu, việc có ngôi nhà riêng là vô cùng cần thiết và nó thể hiện được vị thế của họ.
Sau khi lựa chọn được một mảnh đất đẹp ở Manchester, chủ tịch Davies đã tìm đến kiến trúc sư tài ba Archibald Leitch để thiết kế xây dựng. Dự tính ban đầu sân sẽ mang sức chứa khủng lên tới 100.00 khán giả và có mái che ở khán đài phía Nam. Tuy nhiên, chi phí xây dựng đã tăng vọt và nằm ngoài dự tính nên đã giảm xuống còn 80.000 chỗ ngồi.
Sân Manchester United chính thức khai mạc và ngày 19 tháng 2 năm 1910 trong trận đấu mà họ đón tiếp Liverpool. Tiếc rằng, bầy Quỷ đỏ không thể có một thắng lợi tri ân người hâm mộ và đánh dấu cột mốc quan trọng của câu lạc bộ. Thời điểm ấy, Old Trafford được đánh giá là SVĐ đẹp nhất thế giới với trang thiết bị đầy đủ và vô cùng hiện đại.
Theo các nguồn tin tức bóng đá uy tín, Old Trafford cũng từng tổ chức các trận đấu lớn trước khi Wembley được xây dựng. Nó bao gồm 2 trận chung kết FA Cup 1910,1915 và các trận đấu quốc tế của tuyển Anh. Trong đó, kỷ lục người đến sân được ghi nhận là 76.962 khán giả trong trận bán kết FA Cup giữa Wolverhampton Wanderers và Grimsby Town.
Bị tàn phá và phát triển
Vào năm 1936, sân Manchester United đã được trang bị thêm một số mái che ở các khán đài. Cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Old Trafford được sử dụng phục vụ mục đích quân sự cho quân đội Anh. Nó được dùng làm kho chứa hàng. Các trận đấu bóng đá vẫn được diễn ra cho đến cuối năm 1940. Trong một đợt càn của không quân Đức, sân vận động đã bị hư hại nghiêm trọng.
Xem thêm
- Ai sẽ có mặt trong đội hình Real Madrid mạnh nhất?
- Tìm hiểu tổng bàn thắng của Ronaldo xuyên suốt sự nghiệp
Sau đó, nhà hát của những giấc mơ được tu sửa và tái sử dụng vào ngày 8 tháng 3 năm 1941. Tuy nhiên, Old Trafford lại một lần nữa bị tàn phá bởi quân đội Đức. Manchester United thậm chí phải chuyển sang thi đấu ở Maine Road – Sân nhà của Manchester City trong thời gian phục hồi sau chiến tranh. Năm 1949, sân Manchester United mở cửa trở lại nhưng không có mái che.
Sau đó đã có một cuộc cải tổ lớn, các mái che được xây dựng bao phủ khắp sân. Ban lãnh đạo câu lạc bộ cũng cho lắp đặt hệ thống đèn pha tân tiến nhất để phục vụ các trận đấu khung giờ tối muộn. Để phục vụ khán giả theo dõi, họ cũng bỏ đi các cột trụ lớn. Một loạt thay đổi được thực hiện xuyên suốt hàng chục năm để hài lòng các fan đến sân xem thi đấu.
Điều đáng kể nhất là sân Manchester United đã được cải tổ trở thành sân vận động toàn chỗ ngồi để tăng sức chứa và đáp ứng yêu cầu chính phủ. Họ đã bỏ ra khoản tiền lớn để xây dựng lại Stretford End. Thậm chí sau này, họ đã xây dựng những khán đài mới khang trang và vô cùng hiện đại. Năm 2006, sân Manchester United tiếp tục mở rộng để tăng thêm sức chứa.
Các khán đài và cơ sở vật chất
Sân Manchester United bao gồm 4 khán đài nằm 4 hướng và được trang bị mái che. Khán đài phía Bắc mang cái tê nhà cầm quân huyền thoại Sir Alex Ferguson. Vốn dĩ mang tên gọi như vậy nhằm tri ân vị HLV người Scotland đã mang về Old Trafford những danh hiệu lịch sử, tạo nên nhiều kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Hiện bên trong khán đài còn có nhà hàng, quán bar và phòng trưng bày cúp.
Đối diện Sir Alex Ferguson là khán đài Sir Bobby Charlton. Nó mang tên một huyền thoại vĩ đại của MU. Đây là nơi chứa các dãy phòng điều hành trận đấu, tiếp đón giới truyền thông và các vị khách đặc biệt, quan trọng. Tiếp đến là khán đài phía Tây với cái tên Stretford End, nơi nóng nhất trong mỗi trận đấu của MU. Đây là địa điểm tụ họp những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất.
Còn phần khán đài phía Đông của sân Manchester United, đây là nơi phục vụ cổ động viên khuyết tật và tiếp đón người xem của đội khách. Điều này thể hiện được sự tinh tế và tôn trọng của ban lãnh đạo MU. Khán đài phía Đông có một cửa hàng nhỏ bán đồ lưu niệm, trang phục thi đấu của bầy Quỷ đỏ.
Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu về sân Manchester United – Nhà hát của những giấc mơ. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Xoilac để cập nhật những tin tức bóng đá thế giới một cách nhanh chóng.